141 lượt xem

Giọng hót chim Sơn Ca | TTTVM

Sơn Ca có giọng hót thật hay. Hay đến nỗi nó đi vào huyền thoại lúc nào mà người đời cũng không hay biết. Có người cả đời chưa một lần được nghe Sơn Ca cất tiếng hót, nhưng trong ý nghĩ vẫn cả tin rằng giống chim nầy có giọng hót thật hay, vượt xa giọng hót của những giống chim rừng khác! Có thể họ nghe lời của người khác thuật lại và sau đó dễ dàng cả tin như chuyện “hai năm rõ mười” tin như tin chuyện ngày xưa có tứ đại mỹ nhân là Tây Thi, Vương Tường, Triệu Phi Yên và Dương Quí Phi, những người đẹp… “nhất cố khuynh nhân thành, tái cố khuynh nhân quốc”, xưa nay không có một giai nhân nào bì kịp!

Nhưng, Sơn Ca có giọng hót thật hay, may thay, đó là chuyện thật. Ai đã từng nghe chim Sơn Ca hót, dù là hót trong lồng hay ngoài đồng nội cũng đều tấm tắc khen hay, dù đó là kẻ mác khách tao nhân hay là người nông thôn tâm hồn chất phác! Nhưng, hay đến mức độ nào thì ít ai đủ tài để diễn tả nỗi!

Khi Sơn Ca có giọng hót chững chạc, gọi là đúng chuẩn thì giọng hót của nó vượt xa cả… chim yến hót, giống chim vốn nổi tiếng là có giọng hót cực hay!

Giọng hót của Sơn Ca không những giàu âm điệu, lắm tiết tấu, không những có biệt tài luyến láy thật hay, mà còn thanh tao, êm nhẹ, nghe như gần mà xa, như xa mà gần. Khi hót, con chim nhả ra từng chuỗi âm thanh êm nhẹ, có khi vút cao như cố vươn lên đến tận chín tầng mây, rồi cứ ngân nga như tiếng chuông rên trong gió…

Trong giọng hót của chim, ta nghe như có tiếng mưa rào, rồi mưa nhẹ hột, lẫn lộn trong đó như có tiếng suối reo, có tiếng thác đổ, tiếng gió rừng vi vu, vi vu…

Giọng hót được chim nhả ra nhè nhẹ từ tù trên không trung hàng trăm mét, rồi nhẹ lan dần theo gió thoảng mây trôi, ngân nga từng chuỗi dài mươi lăm phút mới đứt hẳn…

Nghe Sơn Ca hót, nếu nhắm nghiền mắt lại để thưởng thức, ta mới tận hưởng được sự luyến láy tài tình của hàng chuỗi dài âm thanh trầm bổng nghe thật sướng tai. Nhưng nếu được tận mắt chứng kiến cảnh chim Sơn Ca hót ngoài thiên nhiên, giữa khoảng trời cao đất rộng, ta mối thật sự tận hưởng hết được sự kỳ diệu đên mức độ độc đáo tuyệt vời, của giống chim nhỏ bé mà có giọng hót cực kỳ hay nầy!

Trong đời sống hoang dã, Sơn Ca khi hót không đứng dưới đất mà hót, tầm thường như hạng Đa Đa, Cút, Gà Rừng… cũng không đậu trên những cành cao như Họa Mi, Chích Chòe… mà chỉ chịu “nhả ngọc phun châu” giữa tròi cao lộng gió! Khi hót Sơn Ca vụt cánh bay từ mặt đất thẳng lên trời cao theo lội thăng thiên, chứ không bay là đà như những chim khác. Khi cách khỏi mặt đất chừng vài ba chục thươc, con chim đã bắt đầu cất tiếng hót, trong khi cứ bay thẳng lên trời với độ cao chừng năm bảy chục thước, có khi trên trăm thước, nó mới chịu bay ngang. Giọng hót từ lúc khởi đầu cho đên khi ngừng nghỉ có thể kéo dài một hơi đến vài mươi phút, do đó những âm thanh trầm bỗng cứ trải dài mãi ra. lan rộng dần ra bao trùm cả một khoảng không gian to rộng… Được tận mắt chứng kiến cảnh Sơn Ca hót như vậy, và được tận tai nghe giọng hót ngân vang một cách trong trẻo trong gió như vậy thử hỏi ai lại khồng ngẩn ngơ, mê luyến?

Trong đời sống hoang dã, Sơn Ca chỉ thỉnh thoảng hót vào buổi sáng và ban trưa, nhưng hói nhiều nhất vào buổi chiều, khi những tia nắng muộn màng còn bịn rịn in trên những tầng cây cao nhất.

Thế nhưng, nuôi nhốt trong lồng thì Sơn Ca lại hót cả ngày, bất kể sáng trưa, chiều, tối.

Điều này không có gì lạ. Cũng như các giống chim hót rừng nuôi nhốt khác, ngày nào chúng cũng được chủ nuôi cung cấp dư thừa nhừng thức ăn ngon, bổ nên chim sung sức mới đủ khả năng cất tiếng hót cả ngày. Trong khi sống ngoài trời, chúng phải dành nhiều thì giờ trong ngày để tìm mồi mà lắm khi còn không được no đủ, nhất là trong những ngày mưa bão, hoặc trong nhũng ngày đông tháng giá… Cuộc sống mà lúc nào cũng chật vật khó khăn như vậy thì chim còn hơi sức đâu để mà hót thường xuyên?

Mặc khác, sống tự do ở ngoài trời, lúc nào chim cũng phải lo lắng, hồi hộp trước sự rình mò sát hại của vô số kẻ thù nên Sơn Ca ít khi được định tĩnh tâm hồn mà cất tiếng hót!

READ  Top 15 tiếng chào mào mái gọi mới nhất 2022 - Thucanh.vn | TTTVM

Con chim cảnh nhỏ mà khôn ngoan nầy chắc cũng biết “con ếch chết vì lỗ miệng”, cứ nằm một chỗ mà kêu thì chẳng khác nào tự nói cho kẻ thù hay biết “lạy ông tôi ở bụi nầy” để chúng mò đến tận chỗ phân thấy!

Chim Sơn Ca khi hót là cứ bay thẳng lên tận trời cao, tha hồ ca hót chán chê rồi quay trở về nơi ở, như vậy thì kẻ thù nào mà bắt được nó?

Đây là sự khôn ngoan của chim, hay là do tạo hóa đã thương tình mà an bài cho giống chim nầy khỏi bị tuyệt chủng?

Trong những đêm trăng thanh gió mát, nếu đem lồng chim treo trước hiên nhà, ánh trăng vàng vằng vặc ngoài kia có thể khiến chim động tĩnh mà cất cao tiếng hót. Các cụ xưa cho những con chim nầy là… linh điểu, liệt nó vào những chim có biệt tài quí hiếm. Thật ra, đây nào có phải linh điểu chi đâu! Ngay Chích Chòe, Họa Mi, gặp đêm trăng sáng (hoặc đèn chiếu sáng) cũng có con hót vang vài ba chặp…

Phần đông người xưa nuôi Sơn Ca còn… tin dị đoan cho rằng những con chim đang hót mà tự nhiên ngưng hót nhiều ngày liền thì cho đó là điềm suy, và lấy làm lo lắng. Ngược lại, chim của người đang suy mà mình mua về lại hót căng trở lại, thì lại tin rằng thời vận tốt của mình đã đến. Ai cũng biết, con chim bỗng nhiên ngưng hót thì nếu không bệnh tất là bị suy. Chim suy thì do nhiều nguyên nhân có tác hại trực tiếp đến bản thân nó, chứ đâu “ăn nhập” gì đến thời vận của chủ nuôi?

Do Sơn Ca siếng hót lại có giọng hót thật hay nên ai đã từng nuôi Sơn Ca nhiều năm, không thể bỗng dung vô cớ “thả chim cất lổng” bỏ nghề một cách dễ đàng được! Người nuôi Sơn Ca thuờng nghiền giọng hót của Sơn Ca “nghe mà không ngủ trưa được, thành ghiền lúc nào không hay!”, đó là câu nói mà nhiều nghệ nhân nuôi Sơn Ca lâu năm đã tự nhận như vậy.

Do ghiền giọng hót của Sơn Ca, nên từ trước đến nay không nghệ nhân nào lại muốn chất giọng thuần khiết của Sơn Ca lai giọng với những chim hót khác. Người đã mê Sơn Ca thì không bao giờ lại chịu nuôi giống chim nầy chung với những chim hót rừng khác, vì sợ nó lai giọng.

Ai cũng biết, Sơn Ca rất bén nhạy trong việc bắt chước giọng của các giống chim hót khác, nhất là giọng Yến hót. Chính vì lẽ đó, nên nghệ nhân nào nuôi Sơn Ca thường trong nhà chỉ nuôi mỗi một giống Sơn Ca mà thôi. Có thể nuôi hy vọng con hay sẽ dẫn dắt con dở, con nuôi lâu năm thuần thuộc sẽ dạy cho con mùa đầu còn nhút nhát, giọng trọ trẹ chưa hay… Đã nuôi Sơn Ca không ai nuôi giống Yến hót trong nhà!

Đã không nuôi Sơn Ca chung với những chim hót rừng khác, người ta còn né tránh việc đưa Sơn Ca đi dượt tại các tụ điểm choi chim, dù ý tứ treo lồng Sơn Ca vào một khu biệt lập!

Nghệ nhân nuôi Sơn Ca thuờng có điểm tập dượt riêng với nhau hoặc phải nuôi chim bậc thầy để các chim khác học giọng.

Nuôi Sơn Ca, thường các nghệ nhân chọn nuôi chim con, ít có người chịu nuôi chim bổi. Nuôi chim con thì vât vả, đcn bảy tám tháng tuổi chim mói bắt đầu mở miệng hót lai rai, va phải tập luyện suốt ba năm chim mới troi được giọng hay thực sự. Còn chim bổi, do quá nhát người, nên có con phải nuôi hơn năm trời mới chịu hót. Sơn Ca bổi khi đã chịu hót thì trổ giọng rất hay. Thế nhưng, do tuổi thọ không dài bằng chim con, lại trọn đời cứ nhát mãi nên chim bổi mới ít người chọn nuôi, và giá trị của nó đa số bị liệt vào hàng giá bình dân, không được đặt ngang hàng với chim con đã nuôi thuần thuộc được.

Giọng Sơn Ca con mới tập hót nghe như tiếng dế gáy. Đây là chất giọng chim như vậy chứ không phải trước đây khi còn nằm trong tổ nó bắt chước giọng dế nỉ non mà thành, như một thiểu số người lầm tưởng. Qua thời gian, chim con càng khôn lớn, tự nhiên giọng hót của nó càng ngày càng đưọc khởi sắc hơn, hay ho hơn. Tuy nhiên, nêu được tập dượt có phương pháp, nghĩa là vài ba ngày một lần, chủ nuôi đem chim đến nhưng tụ điểm chơi chim Sơn Ca để chim được nghe những giọng chim lạ mà học hỏi thêm, thì khi vể nhà chim như được “hà hơi tiếp sức”, giọng hót của nó hay hơn và còn siêng hót hơn! Cái lợi hiển nhiên của việc dượt chim là như vậy, cho nên dù phải tốn hao nhiều thì giờ đi nửa, chủ chim cũng phải cố thu xếp công việc đẻ mang chim đi tập dượt theo đúng lịch trình.

READ  Hướng Dẫn Cách Chọn Chào Mào Bổi Trống Đẹp, Cách Phân Biệt Chào Mào Trống Mái - Thucanh.vn | TTTVM

Thế nhưng, kinh nghiệm cho biết, nuôi chim Sơn Ca phải cần có chim bậc thầy hướng dẫn, thì chim hót dở cũng chóng có giọng hót hay, khỏi cần phải mang chim đi tập dượt tốn nhiều thì giờ như trước đây nữa. Đã thế, một con chim bậc thầy có khả năng dạy cho hàng chục con, chứ không phải chỉ một đôi con.

Chim được gọi là thầy, tức chim phải có giọng hót thật hay, đây thường là những chim đã nuôi được ba bôn mùa trở lên nên vừa thuần thuộc, vừa có giọng hót thật chuẩn, ai nghe cũng thích.

Nên chọn những chim có giọng hót tuyệt hay lại siêng hót, như vậy mới đủ khả năng dẫn dắt những chim đàn em chứ không phải bất kỳ chim Sơn Ca nào nuôi thuộc lâu năm là có thể xứng mặt làm thầy chim khác được!

Chim làm thầy không cần phải chọn là chim của vùng nào, Đà Nẵng hay Hóc Môn, Việt Nam hay ngoại quốc, màu sắc đẹp xấu ra sao cũng được, miễn là giọng hót thật hay (như giọng kim pha thổ chẳng hạn) và lại siêng hót để chim trong nhà nghe mà bắt chước giọng. Ta nên khắt khe với chính minh trong việc chọn lựa nầy, vì nếu cẩu thả “rước về” những “ông thầy” bất tài thì đừng mong bầy chim đang tập hót ở nhà tiến bộ được! Vì như phần trên chúng tôi đà trình bày, Sơn Ca rất bén nhạy trong việc bắt chước giọng của các loài chim khác. Do đó, nêu gặp được con chim bậc thầy có giọng hót tuyệt vời thì ta không lo gì bầy chim nhà không hót hay được.

Trong trường hợp không có khả náng rước đuực con chim bậc thầy xuất sắc (mua hoặc mượn tạm) thì thà là dùng băng Cassette để hằng ngày phát âm cho chim luyện giọng vậy.

Băng Cassette là băng thâu giọng hót tuyệt vời của một vài con chim Sơn Ca nào đó (thâu một mặt băng hay cả hai mặt băng) do tự mình thâu hay nhờ chuyên viên thâu cho đúng kỹ thuật để âm thanh được rõ ràng trong trẻo. Âm thanh của băng vẫn có tác dụng tốt trong việc tập luyện cho chim Sơn Ca nghe và bắt chước hót theo. Đa số nghệ nhân nuôi Sơn Ca ngày nay họ thường luyện chim theo cách nầy. Đây không phải là phương cách mơi mẻ mà đã hơn trăm năm trước trên thế giới nhiều nuớc đã dùng. Và ngay trước thòi gian đó, vài ba trăm năm về trước, ngưòi ta còn dùng kèn đồng hay dương cầm, vĩ cầm dạo nên những bàn nhạc du duơng để chim nghe mà bắt chước để giọng hót hay hơn…

Nhưng, sử dụng chim bậc thầy hay băng Cassette cũng phải đúng phương pháp mới đem lại kết quả tốt: Tuy giống chim có biệt tài bất chước giỏi, nhưng trí nhớ của chúng có hạn nên không thể nhồi nhét những ám thanh hay, lạ bao nhiều cũng được đâu!

Cách dạy chim học hót cũng chẳng khác gì cách chim học nói, chỉ khác một điểu là học nói thì do người dạy, còn học hót do chim bậc thầy dạy mà thôi.

Trước hết, ta phải có một phòng riêng, rộng hay hẹp cũng được, miễn là phải thật sự yên tĩnh, và trong đó chi treo các lồng chim Sơn Ca mà thôi. Tất nhiên là một chim Sơn Ca có giọng hót hay nhất và nhiều lồng Sơn Ca mới tập hót, hoặc hót giọng chưa hay.

Ta có thế treo chúng chung bên nhau năm bảy ngày liền hoặc một vài tuần cũng được, chứ khống hạn chế buổi học trong ngày là bao nhiều phút như chim học nói đâu. Trong thời gian đó, chủ nuôi chỉ xuất hiện trong những khi cần thiết như cho ăn uống hoặc vệ sinh lồng nuôi mà thôi, vì cần để cho chim có sự yên tĩnh mà học hót.

Ở chim Sơn Ca không có việc chim hót hay “đẻ” chim hót dở, như các giống Họa Mi, hay Chích Chòe, cho nên càng gần gũi với chim có giọng hót hay, thì chim hót dở lại càng trổi giọng hay hơn.

Có điều, do nghe mãi một giọng điệu cũng nhàm, nên khoảng vài ba tuần ta nên đổi con chim thầy nầy đến một nơi thân nào đó một thời gian vài ba tuần, sau đó lại mang về cho chim nhà học tiếp…

Kinh nghiệm cho chúng tôi thấy cách luyện San Ca hót theo cách đó có kết quả tốt hơn là cứ nuôi mãi một chim thầy ở trong nhà từ năm nầy qua năm khác.

READ  Cách kích lửa chim Khướu nhanh và bền nhất giúp chim hót cực sung | TTTVM

Ngay dạy chim hót bằng băng Cassette cũng vậy. Mỗi ngày nên cho chim “học” băng chừng một đôi giờ là quá đủ. Và sau vài tuần, ta phải thay băng nầy bằng một băng khác như vậy việc học giọng của chim mới tiến bộ thấy rõ hơn. Vì như quí vị đã biết giống chim nào cũng có khả năng bắt chước những ơịọng hay và lạ của chim khác. Với những giọng mà chúng được nghe nhiều lần đến mức nhàm chán thì dù có “nhồi nhét” cho lắm chúng cũng không nhớ được.

Một điều có lẽ quí vị cũng cần biết đến nữa là chim Sơn Ca cũng như những chim hót rừng khác, chim hót hay mà lâu ngày không đưực tập dượt (nghe giọng chim lạ khác), dù là trong khoảnh khắc một đỏi giờ nó cũng bớt sung và chất giọng cũng giảm sút. Vì vậy, người nuôi chim Sơn Ca nêu không có thì giờ rỗi rãnh đẻ dượt chim ở các tụ điểm, thì nên thỉnh thoảng mượn tạm những con chim hay của bạn bè trong năm ba ngày để giúp bầy chim của nhà được học hỏi giọng lạ mà hót hay hơn.

Đó là những phương cách giúp chim Sơn Ca (trống) hót hay hơn.

Hầu hết nhừng chim hót rừng khác như Họa Mi, Khướu, Chích Chòe… ta cần phải nuôi chim mái để thúc chim trống hót căng hơn. Nhưng, với Sơn Ca thì không ai nuôi kèm chim Sơn Ca mái cả. Mái Sơn Ca không hề biết hót. Mái chỉ hót với giọng ngắn trong một hai ngày trước khi nó đẻ trứng, sau đó thì ngưng.

Nuôi Sơn Ca tất nhiên là để nghe giọng hót. Thế nhưng người ta còn chú ý đến cái thế đứng hót của chim ra sao nữa. Tập tính tốt hay xấu của chim Sơn ca đều thể hiện qua những thê đứng hót nầy. Và xưa nay giới chơi chim Sơn Ca cũng căn cứ vào tập tính của con chim mà định siá trị cao hay hạ cho nó.

Chim Sơn Ca có ba thế đứng hót như sau:

– Hạ Ca: chỉ con chim Sơn Ca mỗi khi hót chỉ đứnẹ dưói bô lồng, hay chạy quanh bô lổng mà hót.

– Trung Ca: chỉ con chim Sơn Ca khi hót thì biết nhày lên dù đứng hót.

– Thăng Ca: chỉ con chim Sơn Ca khi hót thì từ dù bay chấp chới lên cao phía nóc lồng. Nó cứ bay lên bay xuống như vậy nhiều lần và vừa bay vừa hót.

Chim Sơn Ca khi hót mà chỉ đứng dưới bố lồng, hay chạy quanh bố lồng mà hót, chứ không biết đứng trên dù mà hót là chim bị đánh giá thấp nhất. Điều nầy coi như là tật xấu của chim, và dù con chim đó giọng hót có xuất sắc đến đâu cũng không được ai ưa chuộng lắm.

Chim Sơn Ca khi hót mà biết đứng trên dù, nhất là vừa hói vừa múa mới là chim được nhiều người chọn nuôi. Chim mà biết đứng trên dù để hót đuọc đánh giá là loại chiu khá bán được giá cao.

Loại Sơn Ca có tài nghệ xuất sắc là khi hót không những đứng trên dù, mà từ dù bay lên bay xuống nhiều lần, rập khuôn với lối hót đặc thù ngoài thiên nhiên của tổ tiên chúng mới được liệt vào hạng chim quí.

Người ta chỉ có thể lập cho chim biết lên dù mà hót chứ không có thể dạy cách vừa bay vừa hót cả. Chim như vậy được đánh giá là chim khôn, và giá trị của nó cao nhất.

Như vậy, khi chọn mua một con Sơn Ca từ bảy tám tháng tuổi trở lên, quí vị cần phải quan sát kỹ xem khi hót chim có lên dù hay không. Nếu chim chỉ là loại “Hạ Ca” nghĩa là chỉ đứng dưới bố lồng mà hót thì đừng nên mua, còn nêu cảm thấy… duyên nợ với nó lắm thì chỉ mua vói giá rẻ. Chim đứng trên dù mà hót (Trung Ca) là loại chim khá, nên chọn nuôi. Hạng Thăng Ca là chim tối, thứ đặc biệt, ít ai chịu bán, mà nếu có bán thì nó phải có giá cao! Và theo thời giá bây giờ, phải cả cây vàng mới xứng với tài nghệ nó!

Thế đứng hót được coi là điệu bộ của Sơn Ca. Con chim dù hót hay mà điệu bộ xấu thiết tưởng cũng ít người ưa chuộng.

Thế nhưng có cái may, hạng hạ ca lại ít thấy, chúng chỉ chiếm con số độ vài chục phần trăm. Không biết lên dù là bản tính của nó, chứ chưa hẵn đó là chim hót dở.

[1] Xin tìm đọc sách “Chim biết nói” cùng một tác giả, đã xuất bản.